• Yêu Thương và Phục Vụ

Caritas TGP SG: Tập huấn - Nâng cao nhận thức về cách chăm sóc toàn diện cho trẻ khuyết tật

  • Thứ sáu, 09:43 Ngày 31/05/2024
  • Vào lúc 8g00, ngày 31.5.2024, tại Hội trường lầu 2, Trung tâm Mục vụ TGP SG số 6bis, Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1, Tp HCM đã diễn ra chương trình tập huấn với chủ đề: Nâng cao nhận thức về cách chăm sóc toàn diện cho trẻ khuyết tật. Tham dự chương trình có khoảng gần 40 tham dự viên gồm: các phụ huynh học sinh Mái Ấm Têrêsa Calcutta và Cộng tác viên Ban khuyết tật Caritas TGP SG. Chương trình này do Caritas TGP SG, phối hợp với Saigon Children’s charity CIO (SCC) thực hiện.

        Buổi thuyết trình đầu tiên do bác sĩ (BS) Lê Ngọc Oanh phụ trách với nội dung “Tổng Quan trẻ Bại Não”. Trước khi bước vào buổi tập huấn, BS Oanh đã xây dựng cho học viên trò chơi vận động “ném bóng”, đơn giản chỉ người cầm bóng ném cho người đối diện nhận. Nhưng, số bóng càng lúc càng gia tăng, làm cho người nhận rất vất vả để nhận được bóng. Qua đó, mục tiêu BS Oanh muốn gởi đến các học viên ý thức, trách nhiệm của người chăm sóc trẻ. Dù trẻ phát triển bình thường, cũng đã vất vả cho người chăm sóc. So với trẻ bị hội chứng bại não, việc chăm sóc phải nhận rất nhiều khó khăn đến cùng lúc. Vì vậy, người chăm sóc trẻ bại não cần phải trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng, quan tâm và có trách nhiệm hơn với trẻ.

      Bước vào buổi tập huấn với đề tài: Tổng quan trẻ bại não. BS Lê Ngọc Oanh nhấn mạnh “hội chứng bại não chỉ ảnh hưởng lớn đến chức năng vận động của trẻ, ngoài yếu tố chức năng vận động, trẻ còn có những chức năng khác như: Nhận thức, hành vi, ngôn ngữ ”. Do đó, phụ huynh, người chăm sóc trẻ bại não cần phải có kiến thức, trách nhiệm, quan tâm đến biểu hiện phát triển chức năng của trẻ, nhằm giúp trẻ có được những phát triển tốt nhất theo khả năng của trẻ.

    Qua những giáo trình y khoa, BS Lê Ngọc Oanh đã trình bày, giúp cho các phụ huynh, người chăm sóc trẻ khuyết tật, có được nhiều kiến thức, phương pháp để nhận biết, phân loại từng cấp độ khả năng của từng trẻ về mọi mặt như: cấp độ ăn uống, vận động, ngôn ngữ, giao tiếp…từ đó người chăm sóc biết ứng dụng phù hợp cách chăm sóc và tập luyện cho trẻ cách phù hợp.

       Vào cùng ngày lúc 13g30, học viên bước vào đề tài 2: Ngôn Ngữ Trị Liệu Cho Trẻ Bại Não, do Thạc sĩ Đỗ Thị Bích Thuận giảng huấn. Nhằm mục đích giúp phụ huynh, người chăm sóc trẻ bại não có được kiến thức, kỹ năng hiểu về ngôn ngữ của trẻ bại não và khuyết tật vận động. Kỹ thuật tập luyện giao tiếp có thể ứng dụng tại nhà.

    Trong đề tài này, Ths Đỗ Thị Bích Thuận cô đọng chuyên về phần ngôn ngữ của trẻ, giúp cho phụ huynh, người chăm sóc trẻ có được kiến thức nhận biết về ngôn ngữ thông qua hành vi của trẻ, đánh giá mức độ khả năng ngôn ngữ của trẻ, giúp trẻ phát triển chức năng ngôn ngữ cách hiệu quả. Thông qua các bài tập mẫu trực quan, dễ hiểu. Thật may trong lớp học có một chị thành viên Caritas, nhiều năm làm cộng tác viên Ban Khuyết tật tại Mái Ấm Têrêsa Calcutta, với nhiều kinh nghiệm chăm sóc trẻ bại não, đã dùng ngôn ngữ của trẻ khuyết tật, tương tác với giảng viên qua từng bài tập, giúp mọi người nắm bắt thật tốt bài học, và tạo nên bầu khí thật vui.

      Sau mỗi  đề tài, các học viên rất sôi nổi nêu ra những câu hỏi, từng trường hợp cụ thể nhờ giảng viên giải đáp, hướng dẫn. Thể hiện sự quan tâm, khao khát của từng Cộng tác viên, phụ huynh tìm hiểu, học hỏi kiến thức, kỹ năng để áp dụng vào công việc của người chăm sóc trẻ bị hội chứng bại não.

     Buổi tập huấn đầu tiên dược kết túc vào lúc 16g cùng ngày. Tiếp tục ngày:

    1.6.2024 với Đề tài:

    • Tâm lý phát triển của trẻ khuyết tật, của phụ huuynh và người thân
    • Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho phụ huynh – người chăm sóc

    2.6.2024 với Đề tài:

    • Vật lý trị liệu cho trẻ bại não, khuyết tật vận động
    • Chăm sóc tại nhà

    Bài viết và hình: TT Caritas TGPSG

  • Hình ảnh
  • Bài viết liên quan